Cách để làm ra một chiếc bánh bao là không khó, nhưng công đoạn ủ bánh thì rất quan trọng, yêu cầu độ chính xác cao. Công đoạn ủ bột quyết định toàn bộ chất lượng của chiếc bánh. Bài viết này sẽ cung cấp những lỗi khi ủ bột bánh bao và những phương pháp tránh những lỗi đó.
CÁCH SỬ DỤNG TỦ Ủ BỘT
Để hạn chế việc mắc lỗi khi ủ bột, ta có thể sử dụng tủ ủ bột. Đây là một công cụ vô cùng hữu ích khi ủ bột bánh.
Bước 1: Sau khi bột đã được tạo hình bánh thì được xếp vào các khay có ở trong tủ.
Bước 2: Ta xếp khay vào các kệ trong tủ ủ bột.
Bước 3: Bật công tắc nguồn, vặn nút điều chỉnh nhiệt độ cho bộ điện trở khô (dao động từ 30 – 35 độ) và điện trở nước (dao động từ 35 – 40 độ).
Bước 4: Hãy đợi khoảng 45 – 50 phút, khi bột đã nở gấp rưỡi hoặc gấp đôi thì tắt nguồn đi là được.
Như vậy, cách sử dụng tủ ủ bột không mấy khó khăn. Để bảo quản tốt tủ ủ bột, ta nên làm vệ sinh sạch sẽ tủ ủ bột sau khi sử dụng.
CÁC BƯỚC VỆ SINH VÀ BẢO QUẢN TỦ Ủ BỘT
Tủ ủ nở bột được thiết kế với 4 bánh xe ở chân tủ, điều này giúp di chuyển tủ dễ dàng, nhưng ta cũng cần chú ý cẩn thận. Sau khi di chuyển, bạn cần kéo chốt an toàn ở bánh xe để cố định tủ, bởi nếu không.
Trong quá trình làm bánh, tủ ủ nở bột có nguy cơ bị trôi ra khỏi vị trí được đặt để gây mất an toàn cho người xung quanh, hoặc bị va đập, có thể gây hư hỏng tủ ủ nở bột. Ngoài ra, tủ ủ nở bột không được cố định có thể di chuyển sang vị trí khác, có thể bị mất nguồn điện, gây ảnh hưởng đến chất lượng bánh.
Vì cửa tủ ủ nở bột làm bằng kính cho dễ quan sát quá trình làm bánh, nên bạn cần cẩn thận, tránh làm cửa bị va đập vào đồ vật khác, tránh làm xước cửa kính hoặc bị vỡ.
Hiện nay, tủ ủ nở bột được thiết kế 16 ngăn, để người dùng có thể tháo rời nên sau khi sử dụng, bạn cần phải vệ sinh lau chùi sạch sẽ, khô ráo. Thành tủ được chế tạo từ inox không gỉ, nhưng trong quá trình sử dụng, tủ cũng phải luôn được giữ sạch và khô, để nâng cao tuổi thọ của tủ.
Điều đặc biệt khác là sử dụng nguồn điện ổn định. Trong quá trình ủ bột, nếu nguồn điện tắt đột ngột, không ổn định có thể làm bột bánh bị hỏng. Sau khi sử dụng tủ, nên đặt tủ ủ bột tại những vị trí khô thoáng, hạn chế ánh nắng mặt trời và nước mưa, những nơi ẩm mốc để tủ có tuổi thọ cao. Cần đặc biệt chú ý, không nên để nước thấm vào nguồn điện của tủ, có thể gây cháy nổ.
Trong quá trình làm bánh, tủ ủ nở bột rất quan trọng, đóng vai trò quyết định chất lượng sản phẩm. Do vậy, bạn cần chú ý sử dụng tủ cẩn thận, lưu ý kỹ những điều trên, để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể làm hỏng tủ ủ nở bột.
LỰA CHỌN TỦ Ủ BỘT TIẾT KIỆM
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại tủ ủ bột, khiến bạn dễ phân vân, khó lựa chọn loại tủ có chất lượng tốt nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí và thời gian ủ bột. Hiện nay, tủ ủ bánh mì 16 khay có thể đáp ứng những yêu cầu trên.
Tủ ủ bánh mì 16 khay
Với tủ ủ bánh mì nhiều khay, bạn chỉ mất khoảng 2 giờ để ủ bột – rút ngắn 1 nửa thời gian làm ra bánh mì.
Tủ ủ bánh mì 16 khay giúp bột nở đều và nhanh hơn, trong điều kiện nhiệt độ tùy chỉnh từ 15 – 38 °C, tủ sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho men vi sinh phát triển. Do đó, bánh sẽ mềm, xốp và vẫn giữ được độ thơm ngon lâu.
So với việc ủ bột bằng phương pháp thủ công thì tủ ủ bột 16 khay tiện lợi này sẽ giúp bột lên men nhanh, phồng đều và trông đẹp mắt hơn rất nhiều.
Bảo quản tủ ủ bánh mì 16 khay
Sau khi sử dụng, bạn chỉ cần mở van xả nước, lấy khăn lau sạch. Đối với các khay, bạn chỉ cần tháo và cọ rửa bình thường. Việc làm này giúp tủ luôn đảm bảo cho các mẻ bột được sạch sẽ, tránh vi khuẩn có hại xâm nhập, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đặc biệt hơn tủ ủ bột có hai chế độ thông minh là ủ bột bằng hơi nước và ủ bột khô. Như vậy, công đoạn vệ sinh cũng khá đơn giản, dễ thực hiện, không tốn nhiều thời gian.